Tên miền là gì?

Tên miền, tiếng Anh là domain name, là tên bạn gõ trên trình duyệt để truy cập vào website. Tên miền cũng tương tự một địa chỉ máy chủ vật lý để người ta có thể tìm ra bạn trên thế giới World Wide Web. Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi thanh trên đầu trình duyệt web là thanh địa chỉ - đó là nơi bạn nhập tên miền (nhập địa chỉ) để tìm một trang web.

Tên miền giống như địa chỉ nhà còn máy chủ chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một trang web, bạn đặt tên miền giống như bạn gán địa chỉ cho máy chủ đó để khi mọi người muốn tìm trang web của bạn thì họ có thể nhập tên miền là sẽ ra đúng website của bạn. Nếu không có tên miền, khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP (ví dụ 87.249.281.92) của máy chủ.

Hầu hết các trang web bạn truy cập đều sử dụng tên miền. Ví dụ: Google.com là một tên miền. Facebook là tên trang web và Facebook.com là tên miền của họ.

Có rất nhiều loại tên miền khác nhau, như khi check domain bạn sẽ thấy. Nhưng chúng đều có một điểm chung là được chia làm hai phần - tên (ví dụ như ‘Ayden.company’) và phần mở rộng (ví dụ như ‘.com’). Có tên miền cấp cao nhất như ‘.com’, tên miền quốc gia như ‘.co.uk’, ‘.vn’, hoặc ‘.de’, cũng có tên miền đại diện cho một ngành như .gov - tên miền cho tổ chức chính phủ và .edu - tên miền cho các tổ chức giáo dục.

Ngoài ra, với hơn 330 triệu tên miền đã được đăng ký. Gần đây, ICANN - tổ chức quản lý tên miền đã nhận ra sự cần thiết của một loại tên miền mới. Do đó, họ đã công bố hàng loạt các tên miền cấp cao mới (gTLDs), từ .bike, .clothing đến .guru và .ventures.

Kết quả là bạn có thể tra cứu nhiều tên miền khác nhau, có hàng ngàn lựa chọn mới, và vì vậy đồng thời nó cũng gây khó khăn khi chọn mua tên miền cho dự án của bạn. Đây là một quyết định lớn - và có thể là một trong những quyết định lớn nhất nên hãy cân nhắc và check domain kỹ. Mặc dù bạn có thể thay đổi nó sau này nếu cần, nhưng nó có thể sẽ ảnh hướng rất nhiều đến việc kinh doanh hoặc nhãn hiệu của bạn.

Tên miền hoạt động như thế nào?

Khi bạn đăng ký một tên miền từ một nhà cung cấp hợp pháp (như Ayden Company), bạn đã bảo vệ quyền sử dụng tên miền đó trong một khoảng thời gian nhất định.

Sau khi mua tên miền hay đăng ký tên miền thành công, bước tiếp theo là trỏ tên miền vào máy chủ lưu trữ trang web của bạn. Lưu ý rằng cũng có thể mất đến 72 giờ để mọi thay đổi DNS được quảng bá. Các nhà cung cấp internet trên khắp thế giới cần thời gian để cập nhật lại các bản ghi của họ để bạn truy câp tên miền từ đâu cũng ra đúng website của bạn.

Ngoài website, khi mua tên miền bạn còn có thể dùng nó vào việc khác, chẳng hạn như tạo địa chỉ email riêng theo tên miền. Bạn cũng có thể tạo tên miền phụ (tức là http://subdomain.ten-mien-cua-ban.com) và thiết lập chuyển hướng và chuyển tiếp. Bạn thậm chí có thể mua nhiều tên miền và trỏ tới cùng một trang web.

Bạn có thể chuyển tên miền, có nghĩa là khi mua tên miền từ một nhà cung cấp bạn không bị ràng buộc bởi họ. Bạn có quyền chuyển nhà cung cấp. Ví dụ như khi chuyển hosting, bạn có thể chuyển luôn tên miền sang nhà cung cấp mới để quản lý ở cùng một nơi.

Vì sao bạn cần một domain name?

Khi bạn nhận thấy bạn cần xây dựng thương hiệu, bạn hãy nhanh chóng check domain xem có đăng ký được không, và tiến hành mua nó sớm nhất có thể. Nếu bạn đăng ký những tên miền phụ như brandname.wordpress.com, người khác sẽ cho đó là không chuyên nghiệp. Thông thường, những website có tên miền riêng duy nhất của nó, người ta sẽ nghĩ là website đó có uy tín, đáng tin cậy hay kinh doanh lâu dài hơn.

Nhưng tên miền còn giá trị nhiều hơn thế. Lý do mà mọi người tạo website là vì họ có cảm giác sẽ có toàn quyền kiểm soát trên đó. Nếu sử dụng các trang mạng xã hội, các nhà cung cấp blog miễn phí, các trang marketplace như Amazon hay eBay, bạn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các quyết định kinh doanh của họ. Nếu họ thay đổi điều khoản dịch vụ hoặc cách vận hành, bạn sẽ gặp rắc rối lớn.

Khi mua tên miền, bạn không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai khác. Tên miền đó thuộc về bạn và chỉ một mình bạn. Bạn có toàn quyền kiểm soát những gì bạn làm với nó, có thể tạo hoặc xóa bất kỳ địa chỉ email theo tên miền nào, trỏ tên miền đến bất kỳ máy chủ nào, và thậm chí bán nó hoặc chuyển quyền sở hữu sang cho người khác.

Khi kiểm tra tên miền, bạn sẽ thấy tình trạng tên miền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí trang web của bạn trong các trang kết quả tìm kiếm (SERPs). Các tên miền cũ hơn có xu hướng được ưu tiên hơn các tên miền mới đăng ký. Giá trị cốt lõi của mọi hệ thống tìm kiếm nằm ở mô hình trích dẫn. Có nghĩa là các bộ máy đó xác định danh tiếng của trang web dựa trên các liên kết từ các website khác dẫn đến nó. Nếu bạn không sở hữu tên miền, bạn gần như sẽ “vô hình” trên các bộ máy tìm kiếm, vì mọi liên kết đều trỏ về IP thay vì tên miền.

Làm thế nào để tra cứu tên miền phù hợp cho website?

Khó khăn này quả thật không có câu trả lời cụ thể. Tin vui là bạn có thể đăng ký nhiều tên miền cùng lúc, và giá tên miền cũng rất rẻ vì vậy nếu bạn có ý tưởng nào đó hãy cứ đăng ký tên miền ngay để đặt viên gạch đầu tiên cho dự án của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ có thểm động lực để triển khai dự án và bạn sẽ luôn có sẵn tên miền dù có gì xảy ra.

Để bắt đầu, hãy check domain trước bằng công cụ kiểm tra tên miền của chúng tôi. Công cụ này liệt kê các tên miền phổ biến nhất cho bạn. Hãy nhập tên công ty của bạn - hoặc nếu bạn đang tạo ra một trang blog, thì nhập tên của blog. Nếu bạn có thể đăng ký tên miền .com, đừng ngần ngại, hãy chọn ngay tên miền giá rẻ và nổi tiếng nhất này.

Nhưng thông thường là tên miền bạn định đăng ký đã có người sở hữu rồi. Ví dụ, bạn sẽ không tìm được tên miền .com nào trong từ điển, tên miền khi cần đăng ký vì vậy cần sự sáng tạo nhất định. Bạn có thể tận dụng công cụ check domain để sáng tạo, kết hợp, lược bỏ để tìm được tên miền phù hợp nhất. Chúng tôi đảm bảo với công cụ domain checker, bạn sẽ sớm tìm được tên miền giá rẻ tốt nhất.

Theo nguyên tắc chung, tên miền tốt nhất là tên miền dễ nhớ và dễ đánh vần. Nhiều công ty nổi tiếng được đặt tên bằng cách kết hợp hai từ với nhau (như YouTube, Snapchat, Instagram, v.v.). Hãy thử các từ khác nhau với các kiểu kết hợp khác nhau cho đến khi bạn tìm được domain khả dụng.

Khi sử dụng tool check domain, bạn cũng nên kiểm tra tên miền đó xem có dùng được trên các trang mạng xã hội phổ biến nhất hay không. Nếu có, hãy đăng ký tên miền, đăng ký tài khoản mạng xã hội để giữ lấy thương hiệu của bạn. Chắc chắn bạn không muốn thấy viễn cảnh khi website thành công rồi, đột nhiên mọi người theo dõi lầm một trang fan page mà trước đây bạn bỏ qua không đăng ký.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn luôn có thể mua nhiều tên miền và trỏ về cùng 1 website. Tên miền giá rẻ rất nhiều nên hãy đầu tư vào khoảng này. Điều này hữu ích khi bạn lưỡng lự chọn giữa tên miền .com hay tên miền .online, hoặc bạn lo người khác nhập sai chính tả. Bạn hoàn toàn có thể mua nhiều tên miền. Hãy suy nghĩ xa hơn!

Sau khi đăng ký tên miền thành công, tôi check domain khác và thích nó hơn, tôi muốn đổi thì sao?

Nếu muốn đổi tên miền hãy nhanh chóng liên hệ với kỹ thuật viên của chúng tôi, họ sẽ kiểm tra tên miền xem có đổi được không. Khi quá trình mua và đăng ký tên miền hoàn tất, bạn sẽ sở hữu tên miền đó trong khoảng thời gian nhất định. Mặc dù là bạn cũng có thể bán lại tên miền đó hoặc chuyển tên miền đó sang cho người khác.

Tuy nhiên, nếu sau khi check domain, bạn thích domain mới hơn. Bạn có thể mua tên miền đó và trỏ về cùng website cũng được. Bạn chỉ cần mua domain theo các bước tương tự bạn đã làm ban đầu khi mua tên miền.

Đúng là bạn có thể tạo website mới trùng tên với tên miền mới và chuyển dữ liệu từ web cũ qua. Tuy nhiên, hãy tránh làm việc này vì mặc dù tên miền giá rẻ nhưng tên miền càng để lâu càng có giá trị. Mỗi khi website thay đổi tên miền, bạn mất một ít giá trị mà bạn đã làm việc chăm chỉ để xây dựng thương hiệu cho tên miền cũ.

Thời hạn sử dụng sau khi đăng ký tên miền là bao lâu?

Thời gian đăng ký tối thiểu cho một tên miền là trong 1 năm. Nếu bạn muốn tăng thời hạn sở hữu nó lên có thể kéo dài ra trong 3 năm. Nếu bạn muốn biết tên miền hết hạn bao lâu thì mua lại được, bạn cần kiểm tra với nhà đăng ký, họ sẽ biết chính xác hơn vì mỗi phần mở rộng có mốc thời gian khác nhau. Ví dụ như tên miền .com sẽ có thể mua lại sau ngày hết hạn là khoảng hơn 70 ngày.

Khi gần hết hạn tên miền, bạn sẽ nhận được thông báo gia hạn tên miền qua email. Chúng tôi khuyến khích bạn gia hạn tên miền một tháng trước khi nó hết hạn để tránh trường hợp rủi ro bất ngờ nào đó. Chúng tôi cũng cho phép bạn thiết lập tự động gia hạn (miễn là phương thức thanh toán của bạn vẫn hợp lệ) để việc đăng ký tên miền của bạn sẽ được tự động gia hạn khi cần thiết.

Tôi có nên thêm www ở phía trước tên miền không?

Khi dùng công cụ kiểm tra tên miền, bạn không cần phải thêm www ở phía trước các tên miền để thực hiện check domain.

Bạn có thể hoặc không cần thêm www, tùy bạn. Nhưng hãy chắc là bạn thực hiện đúng. Vì nếu website của bạn phân giải ở cả 2 địa chỉ http://www.yourname.com và http://yourname.com thì chúng sẽ được xem như là 2 website khác nhau.

Về mặt lịch sử, các trang web bao gồm www ở phía trước để quảng cáo trên bao bì hay sản phẩm để cho mọi biết đó là địa chỉ web. Ngày nay, internet rất phổ biến rồi nên không còn cần thiết phải đưa www, người khác nhìn vào vẫn hiểu đó là địa chỉ web. Nhiều người cho rằng việc gỡ bỏ www làm cho khách hàng nhớ dễ dàng hơn.

Làm thể nào để sử dụng công cụ kiểm tra tên miền?

Trình kiểm tra tên miền thường hoạt động tốt nếu bạn có sẵn các tên website tiềm năng. Đừng lo lắng về phần mở rộng (ví dụ: .com) quá nhiều - chỉ cần liệt kê tên và ghi lại để check domain variation (tra cứu các biến thể khác của tên miền). Rồi sau đó bạn sẽ phát hiện một tên miền giá rẻ và phù hợp nhất.

Giả sử bạn đang tìm kiếm tên miền ‘cuahangonline’. Bạn nhập tên đó vào ô check domain, và nhấn vào nút ‘KIỂM TRA’, Chúng tôi sẽ trả kết quả là ‘cuahangonline.xyz có sẵn’. Bên dưới, bạn có thể thấy cuahangonline.com đã được đăng ký trước rồi, một số phần mở rộng khác như cuahangonline.org và cuahangonline.net cũng khả dụng để đăng ký.

Có một điều thú vị, không xuất ra kết quả theo tên bạn nhập, trình kiểm tra tên miền cũng sẽ đưa ra một số đề xuất mới. Với ví dụ trên, chúng tôi nhận được ‘cuahang.online’ và ‘cuahangonline.store’, những cái tên rất hay phải không? Những đề xuất này sẽ giúp bạn có ý tưởng và thậm chí tìm ra những cái tên hay bạn chưa nghĩ ra.

Bạn có thể kiểm tra tên miền nhiều như thế nào cũng được, đừng quên sáng tạo và đặt mua domain ngay khi check thấy tên miền lý tưởng. Vì tên miền đẹp sẽ sớm bị đăng ký trước.

TLD là gì?

TLD là viết tắt của ‘top-level domain’ (tên miền cấp cao nhất), được sử dụng để chỉ phần cuối cùng của địa chỉ web sau dấu chấm cuối cùng. Ví dụ như .com, .gov và .org. Không có trang web nào không sử dụng TLD, mỗi tên miền được tạo thành từ một tên (ví dụ: hostinger) và TLD (ví dụ: .com).

TLDs thường cho bạn biết ngành nghề của trang web. Như .com có nghĩa là “commercial - thương mại”, bây giờ được hầu hết mọi người sử dụng. Các ví dụ khác bao gồm org (organisation - tổ chức), .edu (education - giáo dục) và .gov (government - chính phủ).

TLDs có thể được chia thành hai loại khác: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs).

ccTLD là gì?

Tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs - country-code top-level domains) là một loại của TLDs được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể. Nó cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm biết rằng trang web được thiết kế cho khách truy cập từ một khu vực cụ thể. Ví dụ: Google có Google.com làm trang web chung, nhưng khách truy cập từ Vương quốc Anh thì Google.co.uk và Đức thì vào Google.de.

gTLD là gì?

Tên miền cấp cao chung (gTLDs - generic top-level domains) là loại tên miền phổ biến nhất, một phần bởi vì nó bao gồm các tên miền .com - có nhiều đăng ký hơn tất cả các ccTLDs kết hợp lại.

Trong lịch sử, các gTLD chính là .com, .org, .net, .edu, .gov và .mil, nhưng số gTLDs hiện có đã được mở rộng và kết quả là hiện có hàng trăm gTLDs có sẵn bao gồm .online, .xyz và .name.

Mất thời gian bao lâu để đăng ký tên miền?

Không hề lâu! Thực tế, khi kiểm tra tên miền và đặt mua tên miền xong, tên miền được kích hoạt ngay. Nên nếu có tìm thấy tên miền giá rẻ, đừng bỏ qua cơ hội vì có thể giá đó sẽ không tồn tại lâu.

Chúng tôi hoàn tất quá trình đăng ký rất nhanh. Chỉ mất vài phút để đăng ký một tên miền.

Tôi có thể làm gì nếu thấy tên miền đã bị ai đăng ký trước đó?

Nếu tên miền mà bạn muốn đã được đăng ký trước đó hãy chọn một cái khác. Có rất nhiều tên miền giá rẻ sẽ có tên tương tự. Ví dụ: bạn có thể thêm một từ vào tên hoặc dùng một từ khác. Bạn cũng có thể đăng ký tên miền với phần mở rộng khác, chẳng hạn như sử dụng ccTLD (tên miền quốc gia, ví dụ như .co.uk) thay vì tên miền .com.

Một lựa chọn khác là dấu nối. Thay vì sử dụng mywebsitename.com bạn có thể thử my-website-name.com nhưng hãy thật cẩn thận bởi vì tên miền của bạn có thể quá giống với tên miền của ai đó. Cho nên chúng tôi thật sự không khuyến khích lựa chọn này.

Kiểm tra tên miền là một công việc mang tầm nghệ thuật và một ít khoa học. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và rất nhiều thử thách cũng như sai lầm. Nhưng không sao. Hãy nhớ rằng, tên miền phù hợp nhất luôn ở đó chờ bạn đăng ký ngay. Bạn chỉ cần tiếp tục tìm kiếm đến khi hài lòng thì thôi.

Bảo vệ riêng tư là gì?

Bảo vệ sự riêng tư đôi khi được gọi là bảo vệ thông tin WHOIS. Vì nó giúp che giấu một số thông tin về chủ sở hữu tên miền. Nếu không bật tính năng bảo vệ thông tin, bất kỳ ai cũng có thể tra qua cơ sở dữ liệu WHOIS để tìm ra thông tin chủ tên miền.

WHOIS là một tổ chức quốc tế lưu trữ và hiển thị dữ liệu về tên miền và các nhà đăng ký, bao gồm thời gian đăng ký, ngày hết hạn, người đã đăng ký và nơi mà tên miền đang trỏ về.

Điều này có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể nhập tên miền và tra thông tin ở cơ sở dữ liệu WHOIS. Bảo vệ sự riêng tư là một lựa chọn bổ sung, cho phép bạn chống lại điều này nếu bạn muốn ẩn danh.

Bảo vệ sự riêng tư không phải dành cho tất cả mọi người, nhưng nếu bạn muốn thay thế tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email và tên doanh nghiệp bằng một bộ thông tin chung, không thể nhận dạng được thì có lẽ đó là sự lựa chọn của bạn .

Tôi nên mua tên miền .com, .net, .org hay .info? Sự khác biệt của chúng là gì?

Chúng ta hãy cùng nhìn lại những điểm tương đồng: tất cả đều là gTLDs (tên miền chung cấp cao) có sẵn để đăng ký công khai. Điều đó có nghĩa là miễn là khi kiểm tra tên miền bạn không thấy ai khác đăng ký tên miền đó, bạn sẽ có thể mua domain đó.

Mỗi một gTLD có ý nghĩa khác nhau, và do đó tốt nhất bạn nên chọn một cái có liên quan nhất đến trang web. .COM thường được sử dụng cho các mục đích thương mại, chẳng hạn như cho một cửa hàng trực tuyến hoặc một trang web kinh doanh. Dĩ nhiên, nó cũng đồng nghĩa đây là một tên miền đáng tin cậy. Tên miền .NET ban đầu được sử dụng bởi các công ty mạng (như các nhà cung cấp dịch vụ internet) nhưng bây giờ cũng được dùng với đa dạng mục đích.

.ORG vẫn được sử dụng rộng rãi như nó đã được dự định ban đầu, một gTLD cho các tổ chức từ thiện, cộng đồng và các tổ chức địa phương. .INFO nhằm vào các trang web dựa trên thông tin như các trang wiki và trang hướng dẫn.

Với tất cả các gTLDs này, bạn không cần quá tuân thủ quy tắc để mua loại này hay loại kia, vì đã có rất nhiều người dùng chúng với đủ loại mục đích rồi. Hãy xem các ý nghĩa của từng loại gTLDs này như là định hướng trước khi đăng ký tên miền thôi. Không ai bó buộc bạn phải tuân theo. Rất nhiều người đã phá vỡ quy tắc này và tìm được tên miền hoàn hảo.

Sự khác biệt giữa tên miền và web hosting là gì?

Tên miền giống như địa chỉ nhà bạn và máy chủ web giống như ngôi nhà bạn đang sống. Nếu bạn muốn khởi chạy một trang web, bạn sẽ cần cả tên miền mà mọi người có thể sử dụng để tìm bạn và một máy chủ web, lưu trữ các trang web.

Tên miền và web hosting có mối quan hệ cộng sinh như phần mềm và phần cứng hoặc âm và dương. Mặc dù về mặt kỹ thuật có thể có cái này mà không có cái khác, nhưng chúng hoạt động tốt nhất khi chúng làm việc cùng nhau. Đó là lý do tại sao nhiều máy chủ web cung cấp đăng ký tên miền và tại sao nhiều nhà cung cấp chuyên bán tên miền cũng bán hosting.

Tất nhiên bạn có thể tách ra: đăng ký một tên miền ở một nơi và mua hosting từ một công ty khác. Nhưng thường sẽ tốn nhiều thời gian hơn, chưa kể còn đắt hơn - tại sao phải làm khó mình chứ?